Kể từ ngày 01/11/2024, Bộ di trú Canada (IRCC) bắt đầu áp dụng các chính sách mới trong việc cấp Giấy phép lao động sau tốt nghiệp (PGWP) cho du học sinh. Các chính sách mới này bao gồm 2 thay đổi chính: áp dụng tiêu chuẩn ngôn ngữ mới và giới hạn ngành học.
Kể từ ngày 01/11/2024, Bộ di trú Canada (IRCC) bắt đầu áp dụng các chính sách mới trong việc cấp Giấy phép lao động sau tốt nghiệp (PGWP) cho du học sinh. Các chính sách mới này bao gồm 2 thay đổi chính: áp dụng tiêu chuẩn ngôn ngữ mới và giới hạn ngành học.
Định cư Canada những năm gần đây luôn được khá nhiều người quan tâm. Vì đất nước này được biết đến là một quốc gia có chính sách nhập cư tốt nhất Thế giới, với hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa phát triển cùng với chế độ phúc lợi xã hội rất tốt. Vì lẽ đó mà Canada luôn là điểm đến của những ai đang có ý định sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Vậy trước khi định cư Canada hãy cùng chúng tôi giải đáp Những câu hỏi thường gặp khi định cư Canada nhé.
Việc sở hữu tình trạng thường trú nhân (PR) Canada sẽ mang đến một số quyền lợi cơ bản như sau:
- Quyền học tập, làm việc và tự do di chuyển đến bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Canada. - Người giữ thẻ PR được học trường công miễn phí từ lớp 1 - lớp 12, đồng thời chỉ trả mức học phí thấp hơn 3-4 lần so với du học sinh nước ngoài khi học lên bậc đại học.
- Phúc lợi y tế công: Các chi phí liên quan đến các dịch vụ y tế cần thiết như: tiêm chủng, cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ đều được chi trả.
- Người có PR sẽ được nhận lợi ích an sinh xã hội khi về hưu (tuổi nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi) nếu người đó làm việc và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ đối với chính phủ Canada. - Người có PR có thể bảo lãnh vợ/chồng và con để có được PR.
- Người có PR sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của luật nhập cư trong tương lai. - Được hưởng tất cả các quyền lợi và được bảo vệ theo đạo luật của Canada, trừ quyền được bầu cử (chỉ dành cho công dân Canada).
- Người có PR có quyền được sở hữu hợp pháp tất cả những gì mà công dân Canada có quyền, bao gồm nhà cửa, xe cộ, đất đai, v v, và có thể dễ dàng và hưởng các chính sách lãi suất thấp để vay tiền mua nhà, mua xe hoặc các tài sản khác.
- Được quyền đăng ký thi quốc tịch Canada sau khi đáp ứng đủ thời gian cư trú tại Canada 3 năm trong vòng 5 năm.
Tuỳ theo yêu cầu công việc và chương trình, chính phủ sẽ yêu cầu IETLS khác nhau.
Chương trình Federal Skilled Worker Program (Tay nghề kỹ năng cao Liên bang): yêu cầu IELTS 6.0
Chương trình Federal Skilled Trade Program (Tay nghề nhóm thợ Liên bang): Yêu cầu IELTS từ 4.5 tiếng Anh; trong đó 4.0 cho kỹ năng đọc và viết, 5.0 cho kỹ năng nghe và nói.
Chương trình Canadian Experience Class (chương trình Kinh nghiệm làm việc Liên bang): Nếu công việc thuộc nhóm NOC trình đọ O, A thì yêu cầu IELTS 7.0. Còn ứng tuyển vào nhóm NOC B thì IELTS yêu cầu từ 5.0
Người đang giữ tình trạng thường trú nhân được phép bảo lãnh người thân. Hiện tại chính phủ Canada cho phép bảo lãnh diện vợ chồng, ba mẹ, ông bà và con cái.
Bộ di trú Canada không có quy định cụ thể về việc người phụ thuộc bắt buộc phải cư trú tại tỉnh bang nơi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, đương đơn và người phụ thuộc không nên cư trú ngoài tỉnh bang đã cấp thư bảo lãnh cho gia đình. Trước khi nộp hồ sơ xin bảo lãnh, các thành viên gia đình đã cam kết trong hồ sơ về việc đóng góp kinh tế cho tỉnh bang nên gia đình tốt nhất nên sống, học tập và làm việc ở tỉnh Bang đã cấp thư bảo lãnh, nhằm chứng minh việc thực hiện đúng cam kết ban đầu.
Khi 1 đứa bé được sinh ra ở bất kì đâu trên lãnh thổ Canada dù ba mẹ đang giữ tình trạng thường trú nhân, giấy phép làm việc hay Visa du lịch thì con của họ vẫn được mang Quốc tịch Canada (Trừ trường hợp ba mẹ đi sang Canada với mục đích ngoại giao)
Con trên 22 tuổi sẽ được đi cùng hồ sơ với ba mẹ đối những trường hợp như: mất khả năng lao động hoặc mất khả năng tự chủ hành vi. Những trường hợp như vậy sẽ được chính phủ xem xét từng trường hợp riêng.
Trong trường hợp này người lao động cần thông báo đến bộ di trú và tỉnh Bang về tình trạng ngừng hoạt động của doanh nghiệp hoặc nghỉ việc. Khi thông báo cơ quan di trú và tỉnh Bang sẽ có chỉ dẫn cụ thể cho người lao động.
Bộ di trú Canada không có quy định bắt buộc đương đơn và gia đình phải duy trì cư trú tại tỉnh bang ban đầu sau khi có thường trú nhân và việc chuyển đi sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng PR cũng như quá trình nhập tịch. Người sở hữu tình trạng thường trú nhân (Thẻ PR), có quyền lựa chọn nơi cư trú, tự do làm việc và đi lại trên toàn lãnh thổ Canada. Vì vậy, sau khi có PR, đương đơn và gia đình có thể chuyển sang tỉnh bang khác sinh sống và thay đổi công việc.
Về việc nhập tịch, trong thời gian sinh sống tại Canada với tình trạng thường trú nhân, người nhập cư cần tuân thủ mọi quy định pháp luật và đáp ứng 1 số điều kiện nhất định để có thể nhập tịch Canada.
Ứng viên có thể mua doanh nghiệp và vận hành theo bộ luật lao động của Canada trong thời gian làm việc theo thư mời làm việc và chờ xét duyệt hồ sơ thường trú nhân.
Nếu con đã và đang học chương trình post-secondary (bậc cao đẳng, đại học) ở British Culumbia mà ba mẹ tham gia chương trình đề cử tỉnh Bang Saskatchewan thì không ảnh hưởng đến hồ sơ định cư của ba mẹ.
Người thân tại Canada được tuyển dụng người tại Việt Nam sang làm việc và định cư. Để tuyển dụng lao động nước ngoài thì chủ doanh nghiệp phải xin được giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài như LMIA hoặc JAL (tuỳ theo từng tỉnh Bang), và ứng viên phải đáp ứng và thoả điều kiện của chương trình tỉnh Bang hoặc Liên Bang.
Sau khi nộp hồ sơ PR, khách hàng sẽ nhận được một mã số biên nhận hồ sơ – xác nhận tình trạng chờ hồ sơ PR được phê duyệt. Như vậy, khi Work Permit sắp hết hạn mà PR vẫn chưa được duyệt, thì khách hàng sẽ đủ điều kiện xin cấp Bridging Work Permit – Giấy phép làm việc trong thời gian chờ kết quả hồ sơ PR – đây sẽ là loại giấy phép cho phép khách hàng tiếp tục công việc tại Canada một cách hợp lệ, đến khi nhận được PR.
Ngoài khác biệt về yêu cầu chuyên môn cho công việc, vị trí công việc nhận được trên Job offer sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ của vợ/chồng đi kèm. Cụ thể, tùy theo chương trình định cư skilled worker mà có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp có thư bảo lãnh bang (Nomination) trước khi nộp hồ sơ Work permit: dù đương đơn chính nhận được công việc ở vị trí và cấp độ nào thì vợ/chồng đi kèm cũng có thể nộp hồ sơ xin Open Work Permit và sang Canada cùng lúc với đương đơn chính.
Trường hợp nộp hồ sơ Work Permit cho đương đơn ở vị trí công việc thuộc cấp độ NOC C, D trước khi có thư bảo lãnh thì vợ/chồng đi kèm chỉ có thể nộp hồ sơ xin Open Work Permit sau khi gia đình có thư bảo lãnh bang (Nomination)
Mặt khác, nếu như cả gia đình đang ở Canada với Visitor Visa, khi đương đơn chính có 1 Job offer với vị trí thuộc NOC C, D vợ/chồng đi kèm sẽ không thể chuyển đổi sang Open Work Permit để làm việc mà vẫn chỉ giữ tình trạng Visitor Visa.
Có thể. Đối với đa số các chương trình đề cử tỉnh bang, nếu vợ/chồng của đương đơn chính không thể cùng sang Canada thì vẫn phải khai thông tin chung trong hồ sơ xin Nomination, sau đó người vợ/chồng đó có thể không nộp hồ sơ xin Open Work Permit để đi cùng mà chờ đến khi đương đơn chính được duyệt PR, thì người vợ/chồng đó sẽ sang Canada để làm thủ tục nhận thẻ. Thời gian chờ nhận thẻ khoảng 1-2 tháng.
Bộ di trú Canada không có yêu cầu cụ thể về thời gian cần đăng ký kết hôn trước khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, viên chức di trú sẽ xem xét kỹ hơn đối với các hồ sơ có thời gian đăng ký kết hôn quá gần ngày nộp hồ sơ (dưới 1 năm). Những hồ sơ này sẽ có thể nhận yêu cầu bổ sung thông tin để chứng minh tính xác thực của mối quan hệ hôn nhân, ví dụ như địa chỉ cư trú của hai vợ chồng, sở hữu tài sản chung, v.v... Do vậy, để tránh hồ sơ bị trì hoãn do phải bổ sung thông tin/giấy tờ, đương đơn chính và vợ/chồng tốt nhất nên đăng ký kết hôn trước khi nộp hồ sơ ít nhất 1 năm.
Job Approval Letter (JAL): Là thư xác nhận vị trí một công việc nhất đinh đã được duyệt bởi chính quyền tỉnh bang Saskatchewan, cho phép nhà tuyển dụng tại tỉnh bang này tuyển lao động nước ngoài đến Canada làm việc.
Labour Market Impact Assessment (LMIA): là một loại giấy tờ do chính quyền liên bang cấp cho chủ lao động tại Canada, cho phép chủ lao động người Canada có thể hợp pháp thuê một cá nhân lao động người nước ngoài.
Work Permit (WP) hay còn gọi là working visa (WV) là loại giấy phép làm việc được chính phủ Canada cấp, cho phép đương đơn sinh sống và làm việc tại Canada trong một khoảng thời gian nhất định.
Work Permit có nhiều loại khác nhau, cụ thể có thể kể đến:
Closed Work Permit: là giấy phép làm việc đóng, chỉ cho phép người sở hữu làm việc theo đúng vị trí chức vụ và làm việc cho đơn vị được thể hiện trên giấy phép.
Open Work Permit: là giấy phép làm việc mở, cho phép người sở hữu làm việc tại Canada mà không giới hạn ngành nghề, chức vụ, địa điểm, đơn vị/công ty
Bridging Open Work Permit: là giấy phép làm việc mở bắc cầu, được cấp cho người lao động đã nộp hồ sơ thường trú nhân PR nhưng chưa có kết quả. Giấy phép này cho phép người lao động tiếp tục duy trì tình trạng làm việc hợp pháp tại Canada trong thời gian chờ kết quả hồ sơ PR.
Post Graduate Work Permit: Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, cấp cho các sinh viên tốt nghiệp một khóa học từ 8 tháng trở lên tại Canada, có thời hạn tương ứng với thời lượng của chương trình học trước đó (từ 8 tháng - 3 năm) và chỉ được cấp 1 lần duy nhất cho mỗi sinh viên. PGWP cho phép sinh viên sau tốt nghiệp có thể tìm việc và ở lại Canada làm việc hợp pháp.
Work Permit (WP) hay còn gọi là working visa (WV) là loại giấy phép làm việc được chính phủ Canada cấp, cho phép đương đơn sinh sống và làm việc tại Canada trong một khoảng thời gian nhất định.
Work Permit có nhiều loại khác nhau, cụ thể có thể kể đến:
Closed Work Permit: là giấy phép làm việc đóng, chỉ cho phép người sở hữu làm việc theo đúng vị trí chức vụ và làm việc cho đơn vị được thể hiện trên giấy phép.
Open Work Permit: là giấy phép làm việc mở, cho phép người sở hữu làm việc tại Canada mà không giới hạn ngành nghề, chức vụ, địa điểm, đơn vị/công ty
Bridging Open Work Permit: là giấy phép làm việc mở bắc cầu, được cấp cho người lao động đã nộp hồ sơ thường trú nhân PR nhưng chưa có kết quả. Giấy phép này cho phép người lao động tiếp tục duy trì tình trạng làm việc hợp pháp tại Canada trong thời gian chờ kết quả hồ sơ PR.
Post Graduate Work Permit: Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, cấp cho các sinh viên tốt nghiệp một khóa học từ 8 tháng trở lên tại Canada, có thời hạn tương ứng với thời lượng của chương trình học trước đó (từ 8 tháng - 3 năm) và chỉ được cấp 1 lần duy nhất cho mỗi sinh viên. PGWP cho phép sinh viên sau tốt nghiệp có thể tìm việc và ở lại Canada làm việc hợp pháp.
Việc sở hữu tình trạng thường trú nhân (PR) Canada sẽ mang đến một số quyền lợi cơ bản như sau:
Quyền học tập, làm việc và tự do di chuyển đến bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Canada.
Người giữ thẻ PR được học trường công miễn phí từ lớp 1 - lớp 12, đồng thời chỉ trả mức học phí thấp hơn 3-4 lần so với du học sinh nước ngoài khi học lên bậc đại học.
Phúc lợi y tế công: Các chi phí liên quan đến các dịch vụ y tế cần thiết như: tiêm chủng, cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ đều được chi trả. - Người có PR sẽ được nhận lợi ích an sinh xã hội khi về hưu (tuổi nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi) nếu người đó làm việc và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ đối với chính phủ Canada.
Người có PR có thể bảo lãnh vợ/chồng và con để có được PR.
Người có PR sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của luật nhập cư trong tương lai.
Được hưởng tất cả các quyền lợi và được bảo vệ theo đạo luật của Canada, trừ quyền được bầu cử (chỉ dành cho công dân Canada).
Người có PR có quyền được sở hữu hợp pháp tất cả những gì mà công dân Canada có quyền, bao gồm nhà cửa, xe cộ, đất đai, v v, và có thể dễ dàng và hưởng các chính sách lãi suất thấp để vay tiền mua nhà, mua xe hoặc các tài sản khác.
Được quyền đăng ký thi quốc tịch Canada sau khi đáp ứng đủ thời gian cư trú tại Canada 3 năm trong vòng 5 năm.
Yêu cầu về khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) của đa số các chương trình định cư Canada diện skilled worker là tối thiểu CLB 4 theo khung tham chiếu của Canada, tương đương với số điểm IELTS General tối thiểu khoảng 4.0, trong đó bắt buộc số điểm từng kỹ năng như sau: Reading 3.5, Listening 4.5, Speaking và Writing 4.0.
Đây là mức tối thiểu theo yêu cầu của chính phủ, tuy nhiên nếu ứng viên apply vào một vị trí công việc level cao hoặc cần giao tiếp tiếng Anh nhiều trong quá trình làm việc, số điểm IELTS cũng như kỹ năng tiếng Anh mà nhà tuyển dụng yêu cầu phải từ mức 5.0 trở lên.
Nếu anh chị sẵn sàng, anh chị hãy đăng ký tại đây, chuyên viên tư vấn của IMM Canada liên hệ tư vấn, hướng dẫn cách thức thực hiện và đặt lịch phỏng vấn.
Ngoài việc mang bao nhiêu tiền sang Canada thì việc đổi tiền Việt sang ngoại tệ để mang sang Canada cũng có rất nhiều người quan tâm về vấn đề này.
Để hỗ trợ mọi người dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chính sách. Theo đó, bạn sẽ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
Bản sao hộ chiếu
Đơn xin chuyển ngoại tệ sang Canada
Giấy cho phép định cư Canada từ phía cơ quan có thẩm quyền của Canada ( có xác nhận của cơ quan dịch thuật). Hoặc bản sao giấy tờ chứng minh được phép định cư ở Canada
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì hãy liên hệ với ngân hàng để hoàn tất mọi thủ tục, khi đó bạn sẽ có thể chuyển và mang ngoại tệ sang Canada một cách hợp pháp
Cha mẹ và ông bà của công dân Canada và thường trú nhân sẽ có thể dễ dàng hơn khi đến Canada. Bạn có thể được phép xin Super Visa cho cha mẹ và ông bà. Super Visa này có giá trị lên đến 10 năm và cho phép người nhập cảnh ở lại Canada trong tối đa 24 tháng mà không cần xin gia hạn Visa cho một lần nhập cảnh.
Để nộp đơn xin Super Visa dành cho ông bà, bố mẹ, cần phải:
Là cha mẹ hoặc ông bà là công dân Canada hoặc thường trú nhân của Canada;
Có đủ điều kiện để vào Canada
Một số điều kiện khác.
Lưu ý: Bạn không thể đưa bất kỳ người phụ thuộc nào vào đơn xin này. Chỉ vợ / chồng hoặc người phối ngẫu của bạn mới đủ điều kiện đi cùng bạn theo chương trình này.
Trên đây là Những câu hỏi thường gặp khi định cư Canada sẽ giúp anh/ chị hiểu rõ hơn. Nếu anh/ chị có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ SPI qua fanpage hoặc đăng ký tư vấn với chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh / chị nắm bắt thông tin cho công việc định cư của mình để từ đó có những kế hoạch xây dựng mục tiêu định cư Canada có thể trong tương lai.
Số tiền khi bạn muốn mang theo khi nhập cư Canada phải tuân thủ theo đúng quy định của đất nước này. Cụ thể bạn chỉ được phép mang theo số tiền tối đa là 10.000 CAD tương đương với 7000 USD mà không cần khai báo trong tờ khai nhập cảnh
Tuy nhiên bạn vẫn có thể mang hơn số tiền 10.000 CAD khi đến đây nếu có khai báo rõ nguồn gốc và chứng minh đầy đủ mục đích sử dụng.
Mặt khác, nếu bạn mang quá số tiền quy định mà không khai báo thì bạn sẽ bị phạt từ 250 CAD – 5.000 CAD. Hành vi này sẽ bị lưu trong Passport và sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc gia hạn và xin Visa sau này
Tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh bang. Đa số các tỉnh bang sẽ cho phép thi thực hành nếu người nhập cư đã có giấy phép lái xe ô tô từ 2 năm trở lên tại Việt Nam, trường hợp người nhập cư sở hữu giấy phép lái xe ô tô dưới 2 năm sẽ cần đăng ký thi lý thuyết tại Canada, sau đó chờ thêm 8-12 tháng để thi thực hành và nhận giấy phép lái xe hợp lệ tại Canada.
Chi phí sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào tỉnh Bang, thành phố và chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, chi phí sinh hoạt ước tính trung bình cho gia đình 4 người khoản 2.000 ~ 3.000$ CAD mỗi tháng.
Người lao động bắt buộc phải đóng thuế thu nhập liên Bang và tỉnh Bang, thuế sẽ rơi vào khoảng từ 15 - 30% tuỳ thuộc vào tỉnh Bang cũng như mức thu nhập của mỗi cá nhân.
Người nhập cư đang giữ tình trạng giấy phép làm việc (Work Permit) có thể vay ngân hàng để mua nhà được, nhưng lãi suất sẽ không tốt như những người đang giữ tình trạng thường trú nhân hoặc Quốc tịch
Tùy độ tuổi, tỉnh bang và gói dịch vụ cần sử dụng, mức phí Daycare sẽ dao động từ 600 đến hơn 1000 CAD/tháng. Kinh phí dự trù tầm 10,000 - 15,000 CAD/năm. Tuy nhiên, sắp tới Canada đang xem xét hướng đến chính sách áp dụng chi phí Daycare 10 CAD/ngày trên toàn lãnh thổ đất nước.
Trẻ em từ 4 tuổi đến dưới 18 tuổi được đi học ở những trường Công miễn phí và trợ cấp cho trẻ em mỗi tỉnh Bang mỗi khác cũng như tuỳ thuộc vào thu nhập và đóng thuế của mỗi gia đình, trung bình như sau:
Dưới 6 tuổi: khoản 7000$ CAD/năm (600$ CAD/ tháng)
Từ 6 tuổi đến 17 tuổi: khoản 6000$ CAD/ năm (500$ CAD/ tháng)
Việc nhập học cấp tiểu học sẽ dễ dàng hơn so với cấp trung học đối với học sinh nước ngoài tại Canada. Khi bắt đầu năm học, các bé sẽ được tham gia một vài buổi làm quen để đánh giá khả năng nghe - hiểu và tìm hiểu tính cách để được xếp lớp phù hợp. Tùy vào từng trường hợp, các bé có thể sẽ cần trải qua một vài tháng học lớp ngôn ngữ và làm quen trước khi bước vào lớp học chính thức.
Phương tiện đi lại chủ yếu cho học sinh tại Canada là hệ thống xe bus đưa đón của trường (school bus). Mỗi khu vực sẽ có những điểm đón xe cố định để các em dễ dàng sử dụng và di chuyển đến trường.
Người giữ Work Permit và đã được cấp BHYT Canada sẽ được hưởng mọi phúc lợi y tế bình thường như người có thường trú nhân (PR), việc khám chữa bệnh hoặc khám thai, sinh con đều được bảo hiểm công chi trả.
Khi thực hiện chuyển đổi bằng lái tại Canada, một số tỉnh bang sẽ thu bằng lái VN trước khi cấp bằng Canada. Do vậy, để giữ lại bản gốc bằng lái VN, tại thời điểm trình thông tin bằng lái để đăng ký thi bằng lái mới tại Canada, KH nên dùng bản sao y công chứng có đóng dấu HPH lãnh sự VN tại Canada.
Tùy theo chương trình định cư của từng tỉnh bang, đa số không yêu cầu chứng minh tài chính khi thực hiện chương trình định cư diện lao động tay nghề (skilled worker). Tuy nhiên, một số chương trình có thể yêu cầu bổ sung giấy tờ thể hiện số tiền cụ thể mà gia đình đương đơn chuẩn bị cho chuyến bay nhập cảnh Canada cũng như chi phí cho việc ổn định cuộc sống tại Canada thời gian đầu (sổ tiết kiệm, xác nhận số dư, v.v...)