Mới đây trong một bài phỏng vấn với Toronto Star – một trong những trang tin tức lớn nhất của Canada, Bộ trưởng Bộ di trú Marc Miller chia sẻ rằng ông đang nghiêm túc cân nhắc việc loại bỏ phần cộng điểm cho hồ sơ Express Entry đối với các LMIA (bản đánh giá tác động thị trường) từ chủ doanh nghiệp.
Động thái này cho thấy sắp tới điều kiện được nhận ITA (Thư mời nộp PR) cho các ứng viên chương trình Express Entry sẽ càng thách thức hơn, khi việc nâng cao điểm số CRS trong hệ thống bằng cách nộp kèm LMIA của chủ doanh nghiệp có khả năng không còn thực hiện được nữa.
Từ trước đến nay, điều quan tâm nhất của ứng viên tham gia các chương trình Express Entry là làm thế nào để có số điểm CRS (điểm xếp hạng toàn diện trong hệ thống Express Entry) đủ cao để tăng khả năng cạnh tranh với các hồ sơ khác và được nhận ITA (thư mời nộp hồ sơ thường trú nhân). Điểm số CRS được tính dựa trên các yếu tố thiên về khả năng đáp ứng thị trường lao động Canada, như độ tuổi, trình độ học vấn, khả năng ngoại ngữ, số năm kinh nghiệm và việc ứng viên đã có kết nối với Canada đóng một vai trò quan trọng. Thông qua Thư mời làm việc (Job offer) hợp lệ được cấp dựa trên LMIA, ứng viên có khả năng nhận thêm 50 điểm CRS cho profile Express Entry, là một số điểm cộng giúp tăng lợi thế cho ứng viên trong các đợt rút hồ sơ.
Tuy nhiên, vì tính quyết định mà điểm cộng từ LMIA có thể mang lại, người nhập cư theo các diện Express Entry luôn mong muốn tìm kiếm được Job offer và LMIA hợp lệ để tăng sức cạnh tranh trên hành trình đạt thường trú nhân Canada. Xuất phát từ nhu cầu này, ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng và doanh nghiệp cố tình cung cấp Job offer không hợp lệ cho các du học sinh và người lao động tay nghề đang tìm cách nâng điểm số CRS, đặc biệt là nhóm ứng viên đang có tình trạng tạm trú sắp hết hạn. Theo Bộ trưởng, ông không đánh đồng tất cả ứng viên có LMIA đều là không trung thực, tuy nhiên việc cân nhắc loại bỏ yếu tố điểm cộng này sẽ giúp cân đối được tình hình và mang lại tính công bằng cho mọi người.
Việc cân nhắc xử lý vấn đề gian lận trong việc cung cấp Job offer và LMIA chỉ là một trong rất nhiều nỗ lực ổn định tình hình nhập cư của Canada trong thời gian gần đây, khi Bộ di trú chuẩn bị đối mặt với các thử thách và bất ổn gia tăng sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc và chính quyền Donald Trump một lần nữa chiếm thế thượng phong.
Hệ thống nhập cư của Canada đã từng được biết đến là một hệ thống ổn định và tồn tại bền vững qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên với làn sóng người nhập cư tạm trú (gồm người lao động với Work permit và du học sinh với Study permit) ồ ạt đổ vào sau thời kỳ đại dịch, người dân bản địa đã chịu sức ép của cuộc khủng hoảng nhà ở và sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng, tiện ích sinh hoạt khác. Đó là lý do dẫn đến việc công bố Kế hoạch nhập cư năm 2025 gần đây của Bộ di trú Canada với tỷ lệ tiếp nhận thường trú nhân giảm 20%, một con số chưa từng có tiền lệ, đi kèm với rất nhiều chính sách thắt chặt đặc biệt dành cho người nhập cư diện tạm trú nói chung.
Bên cạnh đó, ông Marc Miller đã tuyên bố sẽ cần phải thực hiện thêm nhiều hành động hơn nữa vừa để trấn an người dân Canada về làn sóng người nhập cư từ Mỹ qua biên giới phía nam sắp tới, đồng thời vẫn từng bước đưa hệ thống nhập cư của đất nước trở lại tình trạng ổn định và minh bạch. Theo ngài Bộ trưởng, việc Canada thắt chặt quy định hơn không đồng nghĩa với việc họ không chào đón người nhập cư, mà chính là để bảo vệ người nhập cư một cách sát sao hơn, đảm bảo cuộc sống của họ được đáp ứng đầy đủ và tạo điều kiện hòa nhập tốt nhất.
Tác động của việc loại bỏ yếu tố cộng điểm LMIA
Nhóm ứng viên chịu tác động lớn nhất nếu chính sách này chính thức được thông qua có thể là ứng viên diện Canadian Experience Class (Diện chương trình dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm tại Canada – CEC) trong khuôn khổ các chương trình Express Entry. Ngoài ra, ứng viên của các diện Express Entry còn lại như diện Federal Skilled Worker (Lao động tay nghề Liên bang) và diện Federal Skilled Trades (Lao động kỹ thuật Liên bang) cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Đa phần ứng viên diện CEC là du học sinh đã tốt nghiệp tại Canada và tích lũy kinh nghiệm làm việc với Post-Graduate Work Permit (Giấy phép lao động sau tốt nghiệp), do đó họ hầu như không cần có LMIA của chủ doanh nghiệp đang làm việc. Các yếu tố về ngoại ngữ và trình độ của các ứng viên này hầu như không quá chênh lệch. Để tăng thêm điểm số vào profile Express Entry, thông thường ứng viên sẽ tìm kiếm thêm một Job offer cùng với LMIA từ một chủ tuyển dụng khác để được cộng điểm. Việc có thêm LMIA trong profile Express Entry sẽ mang tính quyết định đối với điểm số của ứng viên CEC, đủ để cạnh tranh với các profile khác hoặc không.
Trong khoảng 3 năm gần đây, IMM Consulting đã hỗ trợ một lượng lớn hồ sơ định cư cho ứng viên là du học sinh sau khi tốt nghiệp tại Canada, nhằm giúp các em định hướng chính xác hơn về lộ trình đạt PR ngay sau khi tốt nghiệp hoặc kể cả những trường hợp đã đi làm một thời gian nhưng chưa tìm được hướng đi khả thi, trong khi Post-graduate Work Permit đang dần hết hạn. Với kinh nghiệm xử lý hồ sơ và kiến thức chuyên môn luôn được cập nhật theo từng thay đổi của mỗi diện chương trình skilled worker Canada, đội ngũ IMM Consulting sẽ cung cấp cho các bạn và quý phụ huynh những thông tin đánh giá dựa trên các nguồn tư liệu chính thống từ cơ quan di trú và ý kiến cố vấn của RCIC, cũng như đưa ra kế hoạch phù hợp nhất với điều kiện của các bạn nhằm sớm đạt được thường trú nhân Canada, định cư lâu dài và phát triển tương lai tại đất nước này.
Anh/chị quan tâm đến chương trình Định cư Canada diện Tay nghề (Skilled Worker Canada), vui lòng liên hệ Hotline: 0909056770 hoặc để lại thông tin đăng ký tại đây.
Đội ngũ tư vấn IMM Consulting sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ thẩm định khả năng thành công của hồ sơ. Ngoài ra, anh/chị còn có thể thực hiện đánh giá hồ sơ định cư gia đình online miễn phí.
IMM Consulting thấu hiểu và đặt ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và xây dựng lòng tin nơi anh chị. Vì vậy, chúng tôi luôn tuân thủ chính sách bảo mật thông tin và chỉ sử dụng thông tin mà anh chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.
IMM Consulting