Trong tình hình Canada siết chặt hơn các quy định về việc cấp PGWP (Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp), những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp có thể không còn đủ điều kiện xin PGWP như kế hoạch ban đầu. Đối với nhóm du học sinh này hoặc những người đã có PGWP nhưng sắp hết hạn, vẫn sẽ có những lựa chọn khác để tiếp tục làm việc hợp pháp tại Canada.

Điều kiện cấp PGWP khó hơn - hướng đi khác dành cho du học sinh Canada


Sinh viên quốc tế mới tốt nghiệp có thể cân nhắc một số lựa chọn sau để xin Work permit (Giấy phép lao động):

  • Free-trade agreement-based work permits (Giấy phép lao động theo hiệp định thương mại tự do);
  • International Experience Canada (IEC) work permits (Giấy phép lao động theo chương trình trải nghiệm quốc tế Canada);
  • Temporary Foreign Worker Program (TFWP) (Giấy phép lao động theo Chương trình lao động nước ngoài tạm trú);
  • Atlantic Immigration Program (AIP) work permits (Giấy phép lao động theo Chương trình nhập cư Đại Tây Dương);
  • Provincial Nominee Program (PNP) nominee or candidate work permits (Giấy phép lao động theo diện đề cử tỉnh bang);
  • Spousal open work permits (SOWP) (Giấy phép lao động mở theo hồ sơ du học của vợ/chồng hoặc theo diện bảo lãnh gia đình)

Bảng thông tin dưới đây sẽ cho biết các điều kiện chính của từng lựa chọn Work permit:

Loại Work permit Tóm tắt điều kiện chính
Free-trade agreement-based (Hiệp định thương mại tự do) – Có quốc tịch từ một quốc gia ký hiệp định thương mại tự do với Canada
– Các điều kiện khác tùy thuộc vào loại hiệp định giữa Canada với quốc gia đó.
International Experience Canada (Trải nghiệm quốc tế) – Có quốc tịch từ một quốc gia ký thỏa thuận  song phương về luân chuyển nhân sự trẻ với Canada
– Từ 18 đến 35 tuổi (giới hạn tối đa 30 tuổi ở một số quốc gia)
Temporary Foreign Worker Program

(Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm trú)

– Chủ tuyển dụng của ứng viên phải có bản LMIA (đánh giá tác động thị trường lao động) đủ điều kiện
-Chủ tuyển dụng của ứng viên cũng cần đáp ứng thêm các điều kiện khác, tùy theo diện chương trình.
Atlantic Immigration Program (Chương trình Nhập cư Khu vực Đại Tây Dương) – Có Job offer (Thư mời làm việc) và chủ tuyển dụng đủ điều kiện bảo lãnh theo diện AIP
-Tỉnh bang nơi ứng viên làm việc cần cấp Thư đề cử (Endorsement Letter) cho Job offer của ứng viên
Provincial Nominee Program (Chương trình đề cử tỉnh bang) – Là một ứng viên đã nộp hồ sơ đề cử tỉnh bang hoặc đã có kết quả chấp thuận
– Các điều kiện khác tùy thuộc vào diện chương trình đề cử tỉnh bang cụ thể
Spousal open work permit – post-secondary studies

(Giấy phép lao động mở theo hồ sơ du học của vợ/chồng)

-Vợ/chồng của ứng viên phải tham gia một chương trình học đủ điều kiện tại một cơ sở giáo dục sau THPT tại Canada
Spousal open work permit – family sponsorship

(Giấy phép lao động mở theo diện bão lãnh gia đình)

-Vợ/chồng của ứng viên phải có quốc tịch hoặc tư cách thường trú nhân Canada, và phải đủ điều kiện để bảo lãnh ứng viên cho hồ sơ xin thường trú nhân.

Trong thời gian chờ xét duyệt Work permit, du học sinh có thể đi làm không?

Sau khi hoàn thành chương trình học, du học sinh có thể làm việc toàn thời gian ngay lập tức nếu đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Được ủy quyền hợp lệ để làm việc ngoài khuôn viên trường trong thời gian học;
  • Đã nộp hồ sơ xin Work permit trước khi Study permit hết hạn; và
  • Đang chờ hồ sơ xin Work permit được xét duyệt.

Du học sinh mới tốt nghiệp cũng cần có tình trạng cư trú hợp lệ trong Canada để xin Work permit tại đất nước này theo hình thức như trên.

Hướng đi nào phù hợp cho du học sinh quốc tịch Việt Nam?

Nếu không thỏa điều kiện để xin PGWP sau khi tốt nghiệp thì trong số các lựa chọn để xin Work permit và ở lại Canada tiếp tục làm việc hợp pháp, nhằm tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm định hướng chương trình định cư phù hợp, du học sinh đến từ Việt Nam sẽ có ít lựa chọn hơn du học sinh đến từ các quốc gia khác. Cụ thể, Việt Nam không nằm trong số các quốc gia có ký Hiệp định thương mại tự do hay Thỏa thuận luân chuyển nhân lực trẻ theo diện IEC nên du học sinh quốc tịch Việt Nam hầu như không thể xin Work permit theo 2 diện này. Nếu không tính đến dạng Work permit được cấp theo hồ sơ bảo lãnh của vợ/chồng hoặc hồ sơ du học của vợ/chồng, thì du học sinh Việt Nam chỉ còn các lựa chọn khả thi sau:

  • Xin Work permit theo chương trình lao động nước ngoài tạm trú (TFWP)
  • Xin Work permit theo chương trình nhập cư Đại Tây Dương (AIP)
  • Xin Work permit theo chương trình đề cử tỉnh bang (PNP)

Để đáp ứng yêu cầu của ba diện chương trình trên, ứng viên đều cần có Job offer từ chủ doanh nghiệp hợp lệ, và kèm theo đó là một loại giấy tờ chứng nhận việc tỉnh bang hoặc Liên bang đã chấp thuận việc tuyển dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp là cần thiết với nền kinh tế địa phương. Trong đó, chấp thuận từ cấp Liên bang có thể kể đến là LMIA (Bản đánh giá tác động thị trường), từ tỉnh bang là Endorsement hoặc Job Approval Letter tùy theo tên gọi từng khu vực. Ngoài ra, cũng cần đạt các điều kiện về ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc trong thời gian học tập để có thể xin được công việc phù hợp nhất.

Sau khi xin Work permit theo các diện chương trình nêu trên, du học sinh thường phải tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc một thời gian theo yêu cầu từng diện để có thể đạt thường trú nhân Canada. Ngoài các diện tỉnh bang và AIP, du học sinh nếu đã có kinh nghiệm 1 năm làm việc tại Canada với Work permit hợp lệ và đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình Express Entry thì cũng có thể cân nhắc nộp hồ sơ theo diện Canadian Experience Class (Ứng viên có kinh nghiệm tại Canada).

Nhìn chung, lộ trình từ khi tốt nghiệp cho đến khi đạt PR Canada là một hành trình dài và đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ bước định hướng ban đầu, cùng với sự nỗ lực và nắm bắt tình hình định cư của quốc gia này. Để có sự hướng dẫn chi tiết và chính xác nhằm lên kế hoạch đúng đắn để từng bước hướng đến mục tiêu sau cùng là thường trú nhân Canada, du học sinh đã tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp có thể cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia cố vấn di trú tại đây (RCIC) hoặc liên hệ các đơn vị tư vấn di trú chuyên về diện tay nghề Canada với thâm niên và kinh nghiệm lâu dài. Du học sinh cũng cần chuẩn bị tâm thế và khả năng thích ứng nhanh khi các chương trình và chính sách nhập cư sẽ luôn có sự thay đổi theo thời gian.

Chỉ tính trong 4 năm gần nhất kể từ 2021, IMM Consulting đã hỗ trợ một lượng lớn hồ sơ định cư cho ứng viên là du học sinh sau khi tốt nghiệp tại Canada, nhằm giúp các em định hướng chính xác hơn về lộ trình đạt PR ngay sau khi tốt nghiệp hoặc kể cả những trường hợp đã đi làm một thời gian nhưng chưa tìm được hướng đi khả thi, trong khi Post-graduate Work Permit đang dần hết hạn. Với kinh nghiệm xử lý hồ sơ và kiến thức chuyên môn luôn được cập nhật theo từng thay đổi của mỗi diện chương trình skilled worker Canada, đội ngũ IMM Consulting sẽ cung cấp cho các bạn và quý phụ huynh những thông tin đánh giá dựa trên các nguồn tư liệu chính thống từ cơ quan di trú và ý kiến cố vấn của RCIC, cũng như đưa ra kế hoạch phù hợp nhất với điều kiện của các bạn nhằm sớm đạt được thường trú nhân Canada, định cư lâu dài và phát triển tương lai tại đất nước này.

Anh/chị quan tâm đến chương trình Định cư Canada diện Tay nghề (Skilled Worker Canada), vui lòng liên hệ Hotline: 0909056770 hoặc để lại thông tin đăng ký tại đây.

Đội ngũ tư vấn IMM Consulting sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ thẩm định khả năng thành công của hồ sơ. Ngoài ra, anh/chị còn có thể thực hiện đánh giá hồ sơ định cư gia đình online miễn phí.

IMM Consulting thấu hiểu và đặt ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và xây dựng lòng tin nơi anh chị. Vì vậy, chúng tôi luôn tuân thủ chính sách bảo mật thông tin và chỉ sử dụng thông tin mà anh chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.

IMM Consulting

Share this:
Theo dõi IMM Consulting trên Zalo để luôn cập nhật tin tức mới nhất: