Các tỉnh bang vùng Đại Tây Dương của Canada đang chuẩn bị đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng khi các biện pháp cắt giảm nhập cư của liên bang bắt đầu tác động đến khu vực này. Các chủ doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế học trên khắp các tỉnh Đại Tây Dương, bao gồm Prince Edward Island, Nova Scotia, New Brunswick và Newfoundland và Labrador đang lo ngại rằng những thay đổi này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động hiện tại và cản trở tăng trưởng kinh tế.

Cơ hội định cư Canada vùng Đại Tây Dương do thiếu hụt lao động sau khi Liên bang cắt giảm chỉ tiêu nhập cư


Với dân số già hóa, lực lượng lao động nghỉ hưu và tỷ lệ giữ chân người nhập cư thấp hơn mức trung bình, Canada khu vực Đại Tây Dương đang rất cần những người lao động có tay nghề. Bất chấp những nỗ lực của khu vực nhằm thu hút thêm người nhập cư trong thập kỷ vừa qua, dự báo về tình trạng giảm nhập cư sẽ tạo ra sự đảo ngược tiến trình và gây sức ép lên nền kinh tế.

Áp lực lên giới doanh nghiệp

Tình trạng thiếu hụt lao động tại các tỉnh bang Đại Tây Dương một phần là do quy trình xử lý hồ sơ nhập cư kéo dài, gây sức ép lên việc vận hành và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tờ Financial Post đã đưa ra một ví dụ cụ thể, trường hợp anh Steve Jamieson, một nhà thầu ngành điện tại Prince Edward Island, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động mà nhiều chủ doanh nghiệp Canada khu vực Đại Tây Dương đang phải đối mặt. Jamieson thiếu năm thợ điện và thường xuyên bị buộc phải từ chối các dự án được yêu cầu, làm tăng chi phí cho công ty và khách hàng của anh. Trong quá trình tìm kiếm những người lao động có tay nghề, Jamieson đã mở rộng nỗ lực tuyển dụng của mình ra quốc tế, tuyển dụng thành công ba thợ điện từ Vương quốc Anh. Tuy nhiên, do quá trình nhập cư kéo dài, họ vẫn chưa đến, mặc dù các nỗ lực tuyển dụng đã bắt đầu từ sáu tháng trước. Sự chậm trễ này đã làm đình trệ sự tăng trưởng kinh doanh của anh, cho thấy nhu cầu về một quy trình nhập cư hợp lý hơn có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp khu vực Đại Tây Dương.

Trường hợp của Jamieson phản ánh tình trạng chung của các chủ doanh nghiệp khu vực Đại Tây Dương. Sam Sanderson, tổng giám đốc của Hiệp hội Xây dựng tại Prince Edward Island, cho biết khu vực này đang thiếu khoảng 6.000 đến 7.000 công nhân lành nghề. Do đó, nhiều nhà thầu không thể đấu thầu các dự án mới, làm đình trệ thêm sự tăng trưởng trên toàn khu vực.

Nguồn lao động đang thu hẹp

Khu vực Atlantic của Canada từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp, khiến nhập cư trở thành yếu tố quan trọng để duy trì lực lượng lao động. Ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề do đa phần những công nhân lành nghề đều đến tuổi nghỉ hưu. Với số lượng người tham gia vào thị trường lao động ít hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khu vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng, đã giảm sút. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi chính phủ liên bang đặt mục tiêu xây dựng 3,87 triệu ngôi nhà mới vào năm 2031. Nếu không có đủ công nhân để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng này, vùng Atlantic Canada sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở nghiêm trọng, xa hơn nữa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai kinh tế của khu vực.

Việc giảm chỉ tiêu nhập cư của Bộ di trú càng làm trầm trọng thêm vấn đề này. Chính phủ liên bang đã công bố cắt giảm chỉ tiêu tiếp nhận người nhập cư của Canada, với mục tiêu chỉ tiếp nhận 395.000 thường trú nhân cho năm 2025, giảm so với 485.000 suất vào năm 2024. Xu hướng giảm thiểu nhập cư này dự kiến ​​sẽ tiếp tục, dự kiến chỉ còn tiếp nhận 380.000 người nhập cư vào năm 2026 và 365.000 người vào năm 2027. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở khu vực Đại Tây Dương Canada lo ngại rằng những đợt cắt giảm này có thể cản trở tăng trưởng kinh tế của khu vực, nơi ngày càng phụ thuộc vào nhập cư để bổ sung lực lượng lao động.

Thách thức về nhập cư

Canada vùng Đại Tây Dương đã có những bước tiến trong việc thu hút và giữ chân người nhập cư để giảm thiểu tác động của lực lượng lao động già hóa. Vào năm 2023, các tỉnh Đại Tây Dương đã chào đón con số kỷ lục 32.000 người nhập cư, tăng từ chỉ 5.800 người vào năm 2013. Sự gia tăng này là kết quả của những nỗ lực tuyển dụng và triển khai Chương trình thí điểm nhập cư Đại Tây Dương (AIPP) vào năm 2017, sau đó được thay thế bằng Chương trình nhập cư Đại Tây Dương cố định (AIP) vào năm 2022. Các chương trình này giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong khu vực bằng cách khuyến khích những người lao động có tay nghề và gia đình của họ định cư tại Canada Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, việc giữ chân nguồn nhân lực vẫn là một thách thức. Theo Công cụ theo dõi nhập cư gần đây của Hội đồng kinh tế Đại Tây Dương, chỉ có 57% người nhập cư đến Canada khu vực Đại Tây Dương vào năm 2017 vẫn ở lại đây sau 5 năm. Tỷ lệ giữ chân người lao động thấp phản ánh nhiều thách thức về hội nhập, bao gồm khả năng tiếp cận hạn chế với nhà ở giá rẻ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, mức thu nhập của người nhập cư, mặc dù đang được cải thiện, vẫn còn thấp hơn so với những người bản địa. Việc giải quyết những rào cản này là điều cần thiết để Canada vùng Đại Tây Dương xây dựng lực lượng lao động bền vững và hỗ trợ các ngành công nghiệp trong khu vực.

Tuyển dụng lao động có tay nghề ở nước ngoài

Để ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động, các hiệp hội xây dựng trên khắp khu vực Đại Tây Dương đã đẩy mạnh các nỗ lực tuyển dụng ở nước ngoài. Điều này bao gồm tuyển dụng có mục tiêu tại các quốc gia như Vương quốc Anh, Ireland và Mexico. Gần 900 lao động có tay nghề đã bày tỏ mong muốn chuyển đến Canada Đại Tây Dương, nhưng quá trình nhập cư thường mất tới hai năm, làm chậm trễ việc tăng cường lực lượng lao động.

Ông Sam Sanderson của Hiệp hội xây dựng Prince Edward Island cho biết các chính sách nhập cư phải được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng của Canada Đại Tây Dương. Ông nhấn mạnh rằng để ngành xây dựng phát triển, lao động có tay nghề phải được ưu tiên trong các lộ trình nhập cư. Ông đã chia sẻ với tờ Financial Post rằng “Nếu chỉ có tiền thì sẽ không giải quyết được vấn đề này. Vấn đề là con người – những người có trình độ có thể giúp chúng ta xây dựng Canada”.

Tác động kinh tế rộng lớn

Tình trạng thiếu hụt lao động không chỉ giới hạn trong ngành xây dựng. Ather Akbari, giáo sư kinh tế tại Đại học Saint Mary ở Halifax, lưu ý rằng các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe đến công nghệ cũng bắt đầu chịu tác động. Nếu không có đủ nhân sự, vùng Atlantic Canada có nguy cơ quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe và kìm hãm sự đổi mới, khiến nền kinh tế địa phương khó phát triển.

Hơn nữa, các tỉnh Atlantic, đặc biệt là Newfoundland và Labrador, rất dễ bị thiếu hụt lao động. Với dân số già nhất cả nước, lực lượng lao động của Newfoundland và Labrador đang suy giảm nhanh chóng, khiến việc cắt giảm nhập cư trở nên đặc biệt đáng lo ngại. Wanda Cuff-Young, phó chủ tịch của Work Global Canada Inc., lập luận rằng tỉnh bang này hầu như không thể cắt giảm bất kỳ hạn ngạch nhập cư nào nếu muốn duy trì sự ổn định kinh tế.

Chính sách nhập cư có mục tiêu

Những thách thức của vùng Atlantic Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách nhập cư phù hợp khi xem xét đến nhu cầu của khu vực. Tình trạng nhân khẩu học của Atlantic Canada phản ánh sự tồn tại về mặt kinh tế của quốc gia này gắn liền với khả năng thu hút và giữ chân những người nhập cư có tay nghề cao. Vì lý do này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách đang kêu gọi một chiến lược nhập cư quốc gia hiệu quả hơn, tính đến nhu cầu lao động của các khu vực cụ thể.

Với sự phụ thuộc ngày càng tăng của vùng Atlantic Canada vào nhập cư để giải quyết các thách thức về lực lượng lao động, khu vực này phải ưu tiên các chiến lược để cải thiện việc giữ chân người nhập cư. Cách tiếp cận này bao gồm cung cấp các hệ thống hỗ trợ đầy đủ như nhà ở giá rẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Các tỉnh Atlantic đã chứng minh được thành công trong việc giữ chân người nhập cư trong thời gian ngắn thông qua các chương trình như AIP, có thể đóng vai trò là mô hình để giải quyết các rào cản hội nhập trên toàn quốc.

Khi Canada chuẩn bị điều chỉnh các mục tiêu nhập cư của mình trong những năm tới, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà kinh tế của Atlantic Canada nhấn mạnh đến nhu cầu hành động quan trọng. Để tránh tình trạng trì trệ kinh tế, chính phủ liên bang phải hợp tác với các tỉnh bang để đảm bảo rằng chính sách nhập cư hỗ trợ sự tăng trưởng của Atlantic Canada nhằm đảm bảo khu vực này phát triển mạnh mẽ.

Kết luận

Từ thực trạng thiếu hụt lao động trong khu vực Đại Tây Dương Canada, có thể thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực nước ngoài tại đây sẽ luôn cấp thiết trong tương lai, nhất là khi chính phủ Liên bang đề ra chính sách giảm thiểu chỉ tiêu nhập cư ít nhất là trong vòng 2 năm tiếp theo. Chính vì vậy, các chương trình nhập cư của khu vực này, trong đó bao gồm chương trình Atlantic Immigration Program (AIP) của Liên bang và các chương trình đề cử (PNP) của riêng từng tỉnh bang sẽ duy trì tính ổn định trong thời gian tới. Dù mỗi chương trình đều có chỉ tiêu tiếp nhận một lượng hồ sơ cố định cho từng năm, tuy nhiên dự kiến với sự thiếu hụt lao động của khu vực, các diện chương trình nhập cư này sẽ tiếp tục được vận hành và mở rộng hơn. Ứng viên có kế hoạch định cư Canada nên cân nhắc lựa chọn các chương trình nhập cư khu vực Atlantic, đặc biệt là diện AIP với điều kiện tương đối dễ dàng hơn các chương trình tỉnh bang, Liên bang khác (hiện tại vẫn không áp dụng hệ thống tính điểm EOI như một số tỉnh bang) và vì là chương trình của Liên bang nên có thể bỏ qua giai đoạn xin Nomination mà nộp thẳng hồ sơ xin thường trú nhân ngay từ quốc gia cư trú của mình. Ngoài tính ổn định trong tương lai, điều kiện thuận lợi hơn, thời gian xét duyệt của chương trình này cũng sẽ nhanh chóng hơn các diện chương trình khác, trung bình sau 8-10 tháng nộp hồ sơ, ứng viên và cả gia đình có thể nhận kết quả thường trú nhân Canada và bắt đầu hành trình nhập cư với tư cách thường trú nhân.


Để được tư vấn và định hướng cụ thể hơn về chương trình nhập cư diện Atlantic Immigration Program (AIP), quý khách vui lòng liên hệ vui lòng liên hệ Hotline: 0909056770 hoặc để lại thông tin đăng ký tại đây.

IMM Consulting

Share this:
Theo dõi IMM Consulting trên Zalo để luôn cập nhật tin tức mới nhất: