Bài viết này sẽ so sánh các chính sách nhập cư của cả hai quốc gia và so sánh các lựa chọn khác nhau dành cho những người nhập cư vẫn đang cân nhắc lựa chọn giữa hai quốc gia.

Lựa chọn định cư giữa Canada và Mỹ So sánh chính sách nhập cư của hai nước
Lựa chọn định cư giữa Canada và Mỹ So sánh chính sách nhập cư của hai nước

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ được xem là vùng đất cơ hội và là một điểm đến cực kỳ phổ biến cho những người nhập cư để làm việc, học tập và định cư lâu dài. Khoảng 45 triệu người sinh ra ở nước ngoài hiện đang sống ở Mỹ, chiếm khoảng 14% dân số.

Canada cũng đã trở thành một điểm đến nhập cư cực kỳ phổ biến. Vào năm 2021, có hơn 8,3 triệu người sinh ra ở nước ngoài đang sống ở Canada, chiếm gần một phần tư (23%) dân số.

Chính sách nhập cư tại Canada

Mỗi năm, Canada đều công bố Kế hoạch Chỉ tiêu Nhập cư, đóng vai trò là kim chỉ nam cho số lượng người nhập cư sẽ được chào đón vào nước này. Bản kế hoạch bao gồm chỉ tiêu nhập cư được phân bổ cho ba nhóm nhập cư chính bao gồm diện đóng góp kinh tế, diện bảo lãnh gia đình và diện nhân đạo trong vòng 3 năm tiếp theo.

Trong Kế hoạch chỉ tiêu nhập cư 2023-2025, Canada thông báo sẽ tăng chỉ tiêu nhập cư và lên kế hoạch chào đón 460.000 người vào năm 2023, 485.000 người vào năm 2024 và 500.000 người vào năm 2025. Kế hoạch này tập trung vào việc thu hút lao động có tay nghề để giải quyết tình trạng thiếu lao động, công nhận tầm quan trọng của diện bảo lãnh gia đình và giúp đỡ những người dân yếu thế từ khắp nơi trên thế giới thông qua các nỗ lực tái định cư cho người tị nạn.

Vào năm 2022, Bộ di trú Canada (IRCC) đã chào đón hơn 437.000 người nhập cư vào Canada. 56% người nhập cư mới đến theo diện đóng góp kinh tế như Express EntryChương trình đề cử tỉnh bang (PNP), trong khi những người nhập cư theo diện bảo lãnh gia đình chiếm 24% tổng số người nhập cư.

Người nhập cư thường trú tại Canada chủ yếu đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Afghanistan, Nigeria, Philippines và Pháp (số lượng theo thứ tự giảm dần).

Chính sách nhập cư tại Mỹ

Năm 2016, Mỹ đã tiếp nhận hơn 1.100.000 thường trú nhân hợp pháp (LPR) vào nước này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng LPR được nhận vào Hoa Kỳ đã giảm đáng kể xuống chỉ còn hơn 700.000 vào năm 2020740.000 vào năm 2021, nguyên nhân là do các chính sách của chính phủ, sự chậm trễ trong quá trình xử lý và đại dịch COVID-19.

Điều này có nghĩa là về mặt tương đối, thời gian gần đây Canada chào đón số lượng người nhập cư bình quân đầu người gấp ba lần so với Mỹ.

Cơ quan pháp luật điều chỉnh chính sách nhập cư của Hoa Kỳ được gọi là Cơ quan Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA). INA cho phép Hoa Kỳ cấp tới 675.000 visa nhập cư vĩnh viễn mỗi năm bao gồm nhiều dòng visa khác nhau. Ngoài 675.000 visa kể trên, INA không đặt ra giới hạn nào đối với việc tiếp nhận thêm vợ/chồng, cha mẹ và con cái dưới 21 tuổi của công dân Mỹ hàng năm. Mỗi năm, sẽ có một số lượng người tị nạn nhất định được nhận vào nước này thông qua Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Mỹ.

Mỹ cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau cho những người nhập cư có kỹ năng tốt đến đất nước này theo hình thức thường trú hoặc tạm trú. Có hơn 20 loại visa dành cho người lao động tạm trú (không nhập cư). Đối với các chương trình làm việc có thường trú dài hạn, Mỹ giới hạn chỉ tiêu tiếp nhận ở mức 140.000 người nhập cư mỗi năm.

Số lượng visa không giới hạn được cung cấp hàng năm cho người thân trực tiếp của công dân Mỹ, nếu họ đáp ứng các đủ điều kiện theo yêu cầu. Tuy nhiên, số lượng visa được cấp hàng năm dành cho con cái trưởng thành, anh chị em của công dân Mỹ cũng như vợ/chồng và con cái chưa kết hôn của thường trú nhân thường sẽ hạn chế ở một số lượng nhất định.

Người nhập cư thường trú tại Mỹ chủ yếu đến từ Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Cộng hòa Dominica và Cuba (số lượng theo thứ tự giảm dần).

Cách đạt thường trú nhân ở Mỹ

Thường trú nhân hợp pháp (LPR) tại Mỹ được phép cư trú vĩnh viễn tại quốc gia này. Họ có thể chấp nhận Thư mời làm việc mà không có các hạn chế đặc biệt, được phép sở hữu tài sản, nhận hỗ trợ tài chính và gia nhập Lực lượng Vũ trang.

Một số định hướng để có được thường trú nhân Mỹ, bao gồm:

    • Hồ sơ xin thẻ xanh do chủ lao động bảo lãnh, dựa trên Thư mời làm việc toàn thời gian, không thời hạn. Có 5 diện ưu tiên, được viết tắt là EB-1, EB-2, v.v.
    • Hồ sơ xin thẻ xanh dựa trên việc làm tự do mà không cần Thư mời làm việc cụ thể. Hồ sơ này thường được nộp theo diện Khả năng Đặc biệt EB-1 (EB-1A) hoặc Miễn trừ Quyền lợi Quốc gia EB-2 (NIW).
    • Kết hôn với công dân Mỹ.
    • Bảo lãnh bởi người thân là công dân hoặc thường trú nhân Mỹ.
    • Chương trình Thị thực diện Trúng thưởng của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cách đạt thường trú nhân ở Canada

Thường trú nhân có thể sống, làm việc hoặc học tập tại Canada và có quyền hưởng hầu hết các phúc lợi xã hội mà công dân Canada nhận được, bao gồm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và cơ hội nhập quốc tịch Canada.

Có một số lộ trình khác nhau để trở thành thường trú nhân Canada. Những cách phổ biến nhất để người nhập cư diện tay nghề đến Canada là:

Express Entry là hệ thống quản lý hồ sơ nhập cư chính được chính phủ Canada sử dụng để cung cấp thường trú nhân cho những người lao động có tay nghề cao trong Chương trình Lao động Tay nghề Liên bang (FSWP), Lao động có Kinh nghiệm tại Canada (CEC) và Chương trình Nhóm thợ Lành nghề Liên bang (FSTP). Các ứng viên đủ điều kiện được đưa vào nhóm Express Entry và được xếp hạng dựa trên nhiều yếu tố theo Hệ thống xếp hạng toàn diện (CRS). Chính phủ Canada cấp Thư mời (ITA) để nộp hồ sơ thường trú nhân cho các ứng viên có điểm số cao nhất trong nhóm.

Các Chương trình Đề cử Tỉnh bang (PNP) được điều hành bởi hầu hết các tỉnh và vùng lãnh thổ (ngoại trừ Quebec và Nunavut). PNP cho phép các tỉnh và vùng lãnh thổ đề cử những cá nhân muốn nhập cư vào Canada và những ứng viên bày tỏ mong muốn định cư tại một tỉnh bang cụ thể.

Canada cũng cung cấp các chương trình nhập cư giúp công dân Canada và thường trú nhân có cơ hội đưa các thành viên gia đình của họ đến đất nước này. Vợ/chồng, con và cháu của thường trú nhân hoặc công dân Canada có thể đủ điều kiện để bảo lãnh gia đình.

Thông tin dự kiến

Đã có những thay đổi liên tục đối với một số chính sách nhập cư quan trọng ở Mỹ, phản ánh các hành động của chính phủ Mỹ và các phán quyết của tòa án. Nhiều thay đổi trong số này hướng tới việc thực thi luật về biên giới, nhập cư bất hợp pháp và bao gồm việc mở rộng các lộ trình hợp pháp hiện hành để đảm bảo nhập cư an toàn và có trật tự.

Số lượng thị thực nhập cư do gia đình bảo lãnh và dựa trên việc làm đang dao động vì số lượng thị thực theo chỉ tiêu chưa sử dụng hết từ những năm trước có thể được phân bổ cho năm tiếp theo. Để minh họa, trang web của Sở Di trú Mỹ tuyên bố rằng Bộ Ngoại giao hiện ước tính rằng số lượng visa được cấp theo diện tay nghề trong 2023 sẽ vào khoảng 197.000, do khoảng 57.000 số visa được phân bổ cho diện bảo lãnh chưa được sử dụng từ năm 2022 được chuyển sang cho diện tay nghề.

Canada đang tiếp tục tăng số lượng chỉ tiêu nhập cư trong vài năm tới, nhằm chào đón 500.000 người nhập cư vào năm 2025. Ngoài ra, các tỉnh bang sẽ nhận được nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc đề cử người nhập cư thông qua chương trình PNP, vì chỉ tiêu của diện PNP sẽ tiếp tục tăng.

Các bộ trưởng nhập cư của Canada gần đây đã đồng ý với kế hoạch phân bổ PNP trong nhiều năm. Trong tương lai, các chỉ tiêu phân bổ PNP sẽ được đặt ra trên cơ sở ba năm, giống như cách các mục tiêu thường trú được xác định trong khoảng thời gian ba năm.

—————————

Quý anh/chị quan tâm đến chương trình Định cư Canada diện tay nghề (Skilled Worker), vui lòng liên hệ Hotline: 0909056770 hoặc để lại thông tin đăng ký theo link sau: https://canada.com.vn/lien-he/.

Đội ngũ tư vấn IMM Canada sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ thẩm định khả năng thành công của hồ sơ. Ngoài ra, anh/chị còn có thể thực hiện đánh giá hồ sơ định cư gia đình online miễn phí.

IMM Canada thấu hiểu và đặt ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và xây dựng lòng tin nơi anh chị. Vì vậy, chúng tôi luôn tuân thủ chính sách bảo mật thông tin và chỉ sử dụng thông tin mà anh chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.

Tìm hiểu thêm: Nên định cư Canada hay Úc? So sánh hệ thống nhập cư của hai nước

Canada.com.vn

Share this: