Bảo lãnh nhập cư theo diện gia đình cho phép các thành viên gia đình dù sống ở các quốc gia khác nhau vẫn có cơ hội được đoàn tụ và sống cùng nhau ở Canada. Chương trình cho phép công dân Canada và thường trú nhân bảo lãnh con cái của họ từ nước ngoài đến Canada để trở thành thường trú nhân.

Quy định bảo lãnh con cái định cư Canada mới nhất 2023
Quy định bảo lãnh con cái định cư Canada mới nhất 2023

Con cái phụ thuộc, dù là con đẻ hay con nuôi, đều có thể được bảo lãnh đến sống ở Canada cùng bố mẹ.

Để bảo lãnh cho con cái đến Canada, bạn phải:

    • Đủ 18 tuổi trở lên.
    • Là công dân Canada, thường trú nhân sống ở Canada, có ý định trở lại Canada hoặc người đã đăng ký theo Đạo luật Người Da đỏ của Canada.
    • Có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ phụ thuộc.
    • Có thể chứng minh mối quan hệ của bạn với con bạn.
    • Không có tiền án, đang ở trong tù, bị buộc tội nghiêm trọng hoặc bị phá sản.
    • Không vi phạm cam kết bảo lãnh trước đó hoặc đang bị điều tra nhập cư.
    • Không được hỗ trợ thu nhập, ngoại trừ lý do khuyết tật.

Để đủ điều kiện nhận bảo lãnh, con cái phải được coi là người phụ thuộc, nghĩa là phải đáp ứng điều kiện sau: 

    • Là con ruột hoặc con nuôi của công dân hoặc thường trú nhân Canada 
    • Chưa kết hôn hoặc sống chung với người khác như vợ chồng 
    • Dưới 22 tuổi 

Con cái trên 22 tuổi có thể đủ điều kiện trở thành người phụ thuộc với điều kiện cần đáp ứng hai yêu cầu sau: 

    • Bị bệnh tâm thần hoặc thể chất khiến họ không thể tự nuôi sống bản thân
    • Phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của bố mẹ từ trước 22 tuổi.

Con cái phụ thuộc không được lập gia đìnhkhông sống chung hợp pháp như vợ chồng trong suốt thời gian xử lý hồ sơ, cho đến thời điểm trở thành thường trú nhân. Ngoài ra, con cái phụ thuộc đã ly hôn, góa bụa hoặc có hôn nhân đã bị hủy bỏ hoặc không còn trong mối quan hệ như vợ chồng với người khác tại thời điểm nhận hồ sơ lần đầu được coi là đáp ứng được yêu cầu về định nghĩa “con cái phụ thuộc”.

Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái

Con cái phụ thuộc có thể là con ruột hoặc con nuôi của bố mẹ. Con “ruột” bao gồm:

    • Trẻ sinh ra từ bố/mẹ đang nộp hồ sơ.
    • Trẻ không có quan hệ huyết thống di truyền với bố/mẹ đang nộp hồ sơ, nhưng được sinh ra từ vợ/chồng hoặc người bạn đời của bố/mẹ đó tại thời điểm sinh ra của trẻ.
    • Trẻ được sinh ra thông qua các công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Giấy khai sinh hoặc giấy rửa tội có thể dùng làm bằng chứng về mối quan hệ ruột thịt.

Trong trường hợp sử dụng công nghệ sinh sản, các giấy tờ phù hợp để chứng minh mối quan hệ giữa bố mẹ và con là giấy khai sinh, cũng như các bằng chứng được ủy quyền khác cho thấy người tuyên bố là bố hoặc mẹ ruột là người mẹ đẻ hoặc là chồng hoặc người bạn đời của người mẹ đẻ tại thời điểm sinh. Bố mẹ cũng phải chứng minh rằng họ đã sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Nếu đứa trẻ được sinh ra từ một thỏa thuận mang thai hộ ở một quốc gia nước ngoài và đứa trẻ hợp pháp là con của người tài trợ hoặc của vợ/chồng hoặc bạn đời của họ tại quốc gia đó, đứa trẻ có thể được xem là “con ruột”, nếu có mối quan hệ bố mẹ – con bằng cách chứng minh quan hệ di truyền.

Ngày khóa tuổi (lock-in age) của con cái phụ thuộc

Tuổi của con cái phụ thuộc được chốt vào ngày nhận được hồ sơ xin thường trú nhân hoàn chỉnh của người nộp hồ sơ chính. Một hồ sơ đăng ký xin thường trú nhân hoàn chỉnh bao gồm tất cả các giấy tờ trong danh sách được yêu cầu cho từng loại hồ sơ, bao gồm cả bằng chứng thanh toán các khoản phí xử lý.

Điều này có nghĩa là nếu một đứa trẻ dưới 22 tuổi và không phải là vợ/chồng hoặc bạn đời của ai đó tại thời điểm “khóa tuổi”, thì đứa trẻ đó vẫn được coi là phụ thuộc, ngay cả khi họ tròn 22 tuổi trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, miễn là họ tiếp tục không kết hôn và không sống chung với người khác cho đến khi hồ sơ thường trú nhân được xác nhận.

Vấn đề về quyền nuôi con

Những người nộp hồ sơ muốn bảo lãnh cho con cái đang chịu lệnh giám hộ phải cung cấp bằng chứng rằng họ được phép đưa những đứa trẻ ra khỏi ra khỏi quốc gia mà trẻ đang sinh sống.

Bố mẹ hoặc người giám hộ ở nước ngoài phải cung cấp sự đồng ý bằng văn bản cho đứa trẻ đến Canada với mục đích trở thành thường trú nhân. Nếu bố mẹ hoặc người giám hộ không sẵn lòng đồng ý, thì có thể chấp nhận quyết định của tòa án.

Theo quy định, trong trường hợp không có sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khác, người nộp hồ sơ có trách nhiệm cung cấp bằng chứng cho thấy họ có quyền nuôi con một mình và xác minh rằng bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khác không có quyền nuôi con hoặc không có bất kỳ phản đối nào về việc đưa đứa trẻ ra khỏi quốc gia đứa trẻ đang sinh sống.

Nếu bố mẹ chia sẻ quyền nuôi con, Bộ Di trú Canada (IRCC) phải nhận được xác nhận bằng văn bản từ bố mẹ kia rằng họ không phản đối việc đứa trẻ được xử lý hồ sơ để trở thành thường trú nhân tại Canada.

Những yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng việc bảo lãnh không vi phạm bất kỳ điều khoản nào của quyết định quyền nuôi con hoặc luật pháp nước ngoài. Ở Canada, những quyền lợi tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm duy nhất được xem xét trong các thỏa thuận quyền nuôi con. Do đó, viên chức  IRCC sẽ xem xét tất cả các tình huống của từng trường hợp và đưa ra phán quyết hợp lý khi xử lý hồ sơ đăng ký xin bảo lãnh cho đứa trẻ phụ thuộc khi không có văn bản xác nhận không phản đối từ bố/mẹ kia.

—————————

Quý anh/chị quan tâm đến chương trình Định cư Canada diện tay nghề (Skilled Worker), vui lòng liên hệ Hotline: 0909056770 hoặc để lại thông tin đăng ký theo link sau: https://canada.com.vn/lien-he/.

Đội ngũ tư vấn IMM Canada sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ thẩm định khả năng thành công của hồ sơ. Ngoài ra, anh/chị còn có thể thực hiện đánh giá hồ sơ định cư gia đình online miễn phí.

IMM Canada thấu hiểu và đặt ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và xây dựng lòng tin nơi anh chị. Vì vậy, chúng tôi luôn tuân thủ chính sách bảo mật thông tin và chỉ sử dụng thông tin mà anh chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.

Tìm hiểu thêm: Canada cấp giấy phép lao động mở cho người nộp hồ sơ theo diện vợ/chồng và bảo lãnh gia đình

Canada.com.vn

Share this: