Giáo dục ở mỗi đất nước đều có những điểm riêng biệt. Đối với nền giáo dục Canada thuộc phương Tây và Việt Nam thuộc phương Đông thì những nét khác biệt này càng sâu sắc hơn.

Giáo dục Canada “nhẹ nhàng” hơn

Trẻ em Việt Nam khi bước vào tuổi đi học thậm chí là trước đó đều phải đối diện với vòng quay: học ở trường – học thêm – học ở nhà với số thời gian học trong ngày luôn nhiều 10 giờ. Điều này là phù hợp với đặc điểm “thi đua và thành tích” học tập của con em trong suy nghĩ nhiều bậc phụ huynh Việt.

Ở Canada thì mọi thứ hoàn toàn ngược lại, kiến thức cần tiếp thu của trẻ đều phải gói gọn trong thời gian học trên trường lớp và hiếm khi cần làm bài tập về nhà. Và học thêm thì không chỉ ở Canada, nền giáo dục phương Tây không có khái niệm này. Ở Việt Nam thì các bậc cha mẹ thường mong muốn giáo viên giao nhiều bài tập khó cho con trẻ rèn luyện. Nhưng nếu trẻ em ở Canada đau đầu vì bài tập quá khó, cha mẹ sẽ lập tức kiến nghị nhà trường giảm mức độ khó xuống để phù hợp với trình độ con em mình.

Ý tưởng cá nhân mới là điều cần thiết

Ở Canada, các bài kiểm tra được giao thường mang tính rộng mở và khơi gợi cá nhân trình bày quan điểm của mình. Thường thì giáo viên không quan tâm đến việc đúng sai, chỉ quan tâm đến việc học sinh trình bày ý tưởng của bản thân như thế nào. Các bài viết luôn mang tính chủ quan và hoàn toàn không bị chê trách về điều này.

Các bài kiểm tra được giao cho học sinh Việt thường mang định hướng kiểm tra, có xu hướng chỉ dựa trên sự việc có thật. Các kỳ thi cũng được thiết kế với mục đích kiểm tra khả năng ghi nhớ và phân tích của học sinh. Đặc trưng này không chỉ có ở Việt Nam, các nền giáo dục như Trung Quốc, Hàn Quốc đều đặt nặng vấn đề này.

Môi trường giáo dục Canada rất chú trọng khả năng phát biểu ý tưởng cá nhân
Môi trường giáo dục Canada rất chú trọng khả năng phát biểu ý tưởng cá nhân

Ưu tiên tôn trọng quyền cá nhân

Việc thông báo tình hình học tập từng kỳ của học sinh đến phụ huynh là một điều không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Việt. Đây còn là một trong những động lực học tập đối với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên ở Canada, nếu học sinh không có ý định tiết lộ học lực của mình cho người khác, thì nhà trường phải hoàn toàn thỏa mãn nguyện vọng này. Thường thì theo truyền thống Á Đông, cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định của con cái về vấn đề học tập. Nhưng ở Canada hay nói chung ở phương Tây, thì trong quyết sách của con cái hiếm khi nào có bóng dáng của cha mẹ.

Giảng viên phải là người “chào mời” sinh viên

Trong giảng đường đại học Việt Nam thì phòng học là của sinh viên, giảng viên là người phải đi đến từng lớp giảng dạy. Tuy nhiên ở Canada thì lớp học là của giảng viên, sinh viên mới là người quyết định họ có đến lớp của giảng viên đó học hay không.

Phòng học cũng được thiết kế theo yêu cầu và môn học mà giảng viên phụ trách. Điều này đồng nghĩa với việc để có người học, các giảng viên phải tạo ra một môi trường học tập thu hút sinh viên đến với mình.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ tư vấn du học Canada

Canada.com.vn

Share this: